Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

5 cách tạo dáng cho hoa thiên điểu lộng lẫy hơn


Bình hoa nào có thêm hoa thiên điểu thì như được thổi thêm thần hồn và sự bay bổng. Hướng dẫn 5 cách cắm hoa thiên điểu này sẽ giúp bạn tự tin bày biện loài hoa đẹp lạ này.



1. Cách cắm hoa thiên điểu đẹp hoang dã

Giống như tên gọi của mình, hoa thiên điểu có đường nét rất độc đáo, như hình ảnh loài chim thần thoại hướng về nơi thiên đường. Màu sắc của hoa hài hòa tự nhiên giữa sắc hoa và sắc lá. 2 bông thiên điểu cắm đua nhau một bên, 1 bông còn lại cắm đối diện giống một chú chim đang ngóng cổ theo đàn. Động thái, đường nét vươn lên như sức sống mãnh liệt của cỏ cây nơi hoang dã lại như đàn chim trời hướng về nơi sâu thẳm của tự nhiên.



Sẽ rất hợp nếu bạn cắm hoa thiên điểu cùng lá xẻ thùy lớn - kiểu lá giống như biểu tượng của vùng đất Hawai hoang dã. Thêm 2 bông hoa lớn cùng màu cắm sát mặt bình hoa giống như một kết nối màu sắc giữa mặt đất và bầu trời mà thiên điểu đang hướng tới.



2. Cách cắm hoa thiên điểu đẹp sang trọng

Hoa thiên điểu thường được ưu ái cắm trong các lẵng hoa sang trọng bày đặt tại nội thất có vẻ đẹp hoành tráng hay trong các buổi lễ lạt tiệc tùng lớn. Tuy vậy thay vì sử dụng các lẵng hoa lớn rườm rà, bạn có thể cắm hoa thiên điểu gọn gàng trong bố cục khá tinh tế dưới đây.


Trước tiên cắm các dóng cây sống đời hay trúc nhỏ thành khung chĩa 3 vuông vắn. Sau đó cắm hai lá thiên điểu nghiêng 45 độ bên trái làm nền cho hai bông thiên điểu cắm đuổi nhau như hai chú chim đang hướng về thiên đường. Một bông ly cùng màu thiên điểu cắm cao ở phía đối diện. Phía dưới là những bông lan hay ly nhỏ và những chùm nụ hoa/quả nhỏ chúm chím cắm xòe đều bề mặt bình thấp rộng miệng.



3. Cách cắm hoa thiên điểu đẹp tự nhiên

Với vẻ đẹp sinh động, hoa thiên điểu càng được cắm tự nhiên càng đẹp. Bạn có thể dùng đĩa thủy tinh trong suốt sâu lòng đặt bàn chông thay cho xốp cắm hoa bởi thân hoa thẳng thắn và cứng cáp. Sau khi cắm thêm những bông hoa phụ và lá cỏ hướng về 4 phía thật tự nhiên - để ở góc độ nào cũng cảm nhận được vẻ đẹp cân đối của đĩa hoa - bạn rải sỏi vào lòng đĩa.


Mẹo nhỏ là bạn chọn những bông hoa phụ có tông màu nằm trong số những màu có mặt trên bông thiên điểu như màu: vàng, cam, tím, nâu tím, xanh lá,... Như vậy sẽ không bó buộc là loại hoa gì, chỉ cần màu sắc thôi cũng đã thấy được sự hài hòa tự nhiên rồi!


4. Cách cắm hoa thiên điểu đẹp ấn tượng


Hoa thiên điểu thường được cắm đôi giống như hình ảnh đôi chim thần thoại. Có lẽ vì thế mà ngoài ý nghĩa về sự hân hoan, thiên điểu còn là biểu tượng của lứa đôi trăm năm hạnh phúc. Cách bày đặt hoa thiên điểu này hết sức ấn tượng và hiện đại: bày hai lọ hoa có bố cục giống hệt nhau, mỗi lọ có 1 bông thiên điểu, đứng song đôi và gắn với nhau bằng thân cây tự nhiên. Đó là một sáng tạo hay làm tươi mới con mắt ngắm hoa và vẫn giữ nguyên những ý nghĩa văn hóa đã hằn sâu từ rất lâu trong tâm thức cảm nhận của chúng ta về hoa thiên điểu.


5. Cách cắm hoa thiên điểu đẹp ý nhị

Một trong những ứng dụng tuyệt vời ý nhị của cách cắm hoa thiên điểu là dùng loại hoa đầy ý nghĩa này trong đám cưới. Hoa thiên điểu cắm ngắn và xòe tròn quanh cầu xốp dành cho cắm hoa cưới. Trông như một quả cầu hoa của nàng dâu phương Đông khi xưa trong lễ vu quy, chỉ khác là hoa nổi bật trên nền váy cưới màu trắng của cô dâu hiện đại. Trên áo chú rể, một bông hoa đơn lẻ cắm ngước lên như đang muốn tìm một nửa của mình còn trên tay cô dâu. Kiểu cắm hoa cưới dùng hoa thiên điểu này thật tự nhiên, sâu sắc, ấn tượng và đầy ý nhị!


Sẽ còn rất nhiều cách cắm hoa thiên điểu cho bạn lựa chọn nhưng dù ở cách nào thì bạn cũng sẽ thấy hoa thiên điểu rất tự nhiên và đa phong cách: vừa mộc mạc hoang dã vừa tinh tế sang trọng, vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa đơn sơ vừa tinh tế,...

Một lưu ý nhỏ là nếu cắm hoa thiên điểu làm quà tặng thì bạn chỉ nên dành tặng cho những ai có lứa đôi và tràn ngập niềm vui thôi nhé!
Mỗi dịp bạn nên lựa chọn những phong cách khác nhau cho phù hợp với những biến tấu đặc sắc của thiên điểu nhé.

Sưu tầm bởi
0916183300

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014





Nghệ thuật cắm hoa




Ngày nay chiêm ngưỡng những tác phẩm cắm hoa, tìm hiểu và nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã trở thành ước muốn của nhiều người, nhất là phái nữ.


Tuy nhiên, nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã không là chuyện giản đơn. Nó đòi hỏi người cắm hoa phải thông qua quan sát trong thực tế, nắm bắt được "cái thần" của hoa lá, hiểu được quy luật biến hoá của cây cỏ và sự hoà đồng của màu sắc.

Từ trước, nghệ thuật cắm hoa có nhiều trường phái. Do có sự khác nhau về khu vực, môi trường, bối cảnh văn hoá, không gian phát triển, cho nên nghệ thuật cắm hoa cũng khác nhau. Nghệ thuật này bắt nguồn từ 3 nơi khác nhau: cắm hoa kiểu Nhật, cắm hoa kiểu Trung Quốc, cắm hoa kiểu Tây Phương.

Nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc

Lịch sử trồng hoa của người Trung Quốc vốn có từ lâu đời. Bên cạnh việc trồng hoa, nghệ thuật cắm hoa ở đây cũng có lịch sử và truyền thống lâu đời. Ngoài việc coi trọng về hình dáng, màu sắc và mùi hương của hoa, nghệ thuật cắm hoa kiểu Trung Quốc còn chú trọng đến "hoa đức". Theo họ, hình dáng, màu sắc và mùi hương chỉ là "hữu hình"; còn "hoa đức" thì lại trừu tượng, thường mang ý nghĩa tượng trưng; chẳng hạn như lấy sự mềm mại của hoa để so sánh với vẻ đẹp yểu điệu của nữ giới; đồng thời, cũng cách chọn hoa những để mô tả đức độ của bậc chính nhân, quân tử. Điều này đã trở thành một đặc tính riêng của nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc.

Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Hoa đạo Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc, vào nước này đồng thời với nghi thức dâng hoa cúng Phật. Người Nhật đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật riêng nước mình, trở thành nghệ thuật truyền thống. Trong thời gian lâu dài, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản dùng trong tế tự đền miếu, đàn tế, lưu hành trong giới tăng lữ. Đến thế kỷ VII, việc dâng hoa thờ được phổ biến trong lễ cúng dân gian, nhưng nghệ thuật về hoa cỏ vẫn chưa thịnh hành. Vào thế kỷ X, dùng hoa chẳng những trong lễ hội, mà còn để trang trí nhà cửa. Vào thế kỷ XIII, trong các đền miếu đã bắt đầu xuất hiện phương pháp cắm hoa và tạo hoa hình sen.

Tới thế kỷ thứ XIV, giới quý tộc Nhật có những ngày lễ hội thưởng hoa hằng năm gọi là "Hoa ngự hội" (thi cắm hoa), coi cắm hoa như là một môn nghệ thuật tiêu khiển, nhàn dật; kể từ đó trở đi, cắm hoa đã thoát dần màu sắc tôn giáo thuần túy, bước vào cung đình và các gia đình võ sĩ, quý tộc, trở thành một sản phẩm nghệ thuật để trang trí và xuất hiện trong những lễ hội.

Cũng từ đó hình thức cắm hoa bắt đầu được quy phạm hóa, vừa coi trọng chủ đề tư tưởng, vừa tôn sùng thiên nhiên; họ thường dùng 7 - 9 cành hoa, kết hợp với một số lá: hình thức "lập hoa" thời kỳ đầu tiên tại Nhật.

Vào thế kỷ XV - XVI, cắm hoa đã được phổ cập rộng rãi, nghệ thuật cắm hoa có những bước phát triển mạnh mẽ, phong cách nghệ thuật này cũng đã có những bước biến đổi tuơng đối lớn; ngoài hình thức "lập hoa" đã hoàn thiện, lại còn có hình thức "sinh hoa". Đây là hình thức cắm 3 cành hoa chính, tượng trưng cho Trời, Đất, Người.

Tác phẩm thường đơn giản, trong sáng, thanh nhã, được phổ cập và phát triển mạnh mẽ. Như thế, triết lý và tư tưởng từng bước đi vào nghệ thuật cắm hoa. Vào cuối thế kỷ XVII, "Bình sử" xâm nhập Nhật Bản và được phát huy, tạo thành "trường phái Hoằng Ðạo". Sau thế kỷ XVIII, Nhật Bản tiếp tục xuất hiện trường phái cắm hoa "Tự do"; trường phái này không giống như "lập hoa" và "sinh hoa", mà dựa vào trực giác và cảm giác, kết hợp với nhau tùy ý niệm của mỗi người, không quá câu nệ vào hình thức nào. Đến thế kỷ XIX, nghệ thuật cắm hoa của Nhật vào giai đoạn thoái trào, do ảnh hưởng của xã hội và chính trị thời đó; mãi cho đến năm 1887, mới được hồi phục trở lại; tuy nhiên, trong giai đoạn này, với việc giao lưu cùng nhiều dòng nghệ thuật nước ngoài, nhất là ảnh hưởng của văn hoá Tây Phương cho nên phong trào cắm hoa của Nhật lại chuộng về kiểu "Thịnh hoa" (tức là kiểu Moribana).

Hoa đạo của Nhật từ đó cũng đã chuyển hướng, từ cắm hoa trong bình cao lại chuyển sang bình thấp và nông. Kiểu cắm hoa Moribana có thể được coi là bước đột phá trong lịch sử cắm hoa Nhật Bản; tuy nhiên bước đột phá này vẫn chưa làm cho giới thưởng thức hoa và nghiên cứu cắm hoa Nhật bản thoả mãn. Vào thế kỷ XX, hoa đạo Nhật Bản có chuyển hoá khác, mang tính chất lịch sử; đó là sự xuất hiện kiểu cắm hoa "Tự do" (Free style arrangement), hay còn gọi là kiểu cắm hoa "tiền vệ" (Avant - garde Ikebana). Ở một mức độ nào đó, kiểu cắm hoa này có những đường nét gần gủi với phong cách cắm hoa hiện đại của Tây Phương. Với người Nhật, chính lối này đã mang lại cho nghệ thuật cắm hoa Nhật trở nên rực rỡ, chói sáng. Người Nhật thường truyền tụng những giai thoại về nhìn hoa, thưởng hoa và vẽ hoa.

Nói chung, người sành về hoa có thể nhìn suốt từ trước đến sau, từ nội tâm ra ngoại cảnh.

Nghệ thuật cắm hoa Tây Phương

Nghệ thuật cây cảnh Tây Phương bắt nguồn từ khu vực ven Địa Trung Hải và phát triển đến ngày nay, đã trở thành một trong những trào lưu nghệ thuật cắm hoa chính - cắm hoa theo phong cách Tây Phương. Lịch sử cắm hoa ở đây vốn có từ lâu đời. Sách sử và di tích khảo cổ cho biết: Ngay từ những năm 2,000 trước Công nguyên, thời kỳ của nền "Văn minh sông Nil", tại Ai Cập đã có những bức họa trên tường đá, mô tả việc dùng hoa sen và hoa thủy tiên trong cách trang trí. Cũng có người dùng những loại hũ có miệng hẹp để cắm hoa. Trong Kim Tự Tháp của Ai Cập, người ta cũng đã phát hiện ra dấu tích của một loài hoa hoá thạch. Đó là loại tường vi, rất phổ biến trên đất nước này.

Phương pháp cắm hoa trong giai đoạn này còn thô sơ: vừa không có vẻ đẹp về đường nét, lại vừa không có những kết hợp nhiều loại hoa bên cạnh nhau. Từ thời kỳ Cổ Hy Lạp cho đến thời Hậu Kỳ Cổ La Mã, người ta thường dùng hoa vàng để trang trí trong những lễ hội. Thiếu nữ cũng thường đội những vương miện được kết bằng hoa hồng. Kiểu dáng này biểu trưng cho lòng chung thủy trong thuật yêu đương. Trong nghệ thuật cắm hoa và kết hoa Tây Phương, kiểu này vẫn còn bảo lưu cho đến ngày nay với những thay đổi qua từng thời đại. Có hai kiểu cắm hoa trong giai đoạn này: cắm hoa ở lọ và cắm hoa trong lẵng.

Vào thế kỷ XIX, hạng quý tộc, giới thượng lưu Tây Phương bắt đầu quan tâm và say mê nghệ thuật cắm hoa, từ việc xử lý nghệ thuật cắm hoa cho đến cách phối hợp màu sắc nhiều loại hoa. Ngoài ra, cũng có những nghệ nhân chế tác các bình hoa, chậu hoa đủ kiểu dáng; có người lại chuyên nghiên cứu về không gian cắm hoa. Họ đề ra những nguyên tắc về cắm hoa, với nhiều trường phái. Tính ra có 32 trường phái cắm hoa khác nhau. Cắm hoa đã trở thành một lối trang trí và thưởng ngoạn trong bất cứ hội họp, tiệc tùng, nhàn đàm. Vào đầu thế kỷ XX, nhà nghệ thuật học Gertrude Jekyll cho xuất bản cuốn "Flower decoration in the home" có tác dụng gợi mở rất lớn trong nghệ thuật cắm hoa sau này. Đây là nền tảng của nghệ thuật cắm hoa Tây Phương hiện đại. Những thập niên gần lại đây, nghệ thuật cắm hoa Tây Phương đã chịu ảnh hưởng của Hoa đạo Nhật cũng như Thiền Phái, do đó đã nẩy sinh những kiểu cắm hoa đa dạng, thiên về triết lý.

Nghệ thuật cắm hoa cổ điển chỉ hạn chế ở chỗ cắm hoa vào bình. Người cắm hoa chỉ chọn một cành ít hoa, rồi tạo hình và chọn độ dài thích hợp. Hình thức cắm hoa trong thời đó còn đơn giản, thuần phác, thường chỉ giữ lại kiểu dáng của hoa chứ không gia công về mặt kỹ thuật và nghệ thuật. Lọ hoa đa phần bằng gốm. Ngoài ra, trong giới quý tộc, vương tước thì dùng những thứ lọ bằng ngọc thạch, thủy tinh. Trong những bức hoa cổ điển cho thấy màu sắc thiên về sự rực rỡ, chói chang.

Tóm lại

Nghệ thuật cắm hoa cổ điển Trung Quốc thường tạo ra những khoảng trống thích hợp giữa các cành hoa với nhau; nhờ thế tạo nét thanh nhã. Nghệ thuật cổ điển Nhật thường tận dụng cành lá đơn giản, thể hiện rõ đường nét của cành hoa. Cắm hoa cổ điển Tây Phương thích sự đàng bệ, dùng hoa nhiều, bình to. Nghệ thuật cắm hoa hiện đại không những được sáng tác dựa theo nguyên tắc cắm hoa cơ bản, cũng không đơn thuần thể hiện sự hoà hợp của thiên nhiên, mà chủ đích là để biểu đạt quan niệm và tư tưởng của cá nhân mỗi người.

Trong nghệ thuật cắm hoa hiện đại, cần phải có trí tưởng tượng lựa chọn cành hoa nào, thiết kế ra sao, cách tạo hình theo chủ điểm gì? Với họ, chậu hoa là nguồn thơ, là nguồn tư tưởng, triết học. Mỗi công trình cắm hoa phải là một giá trị biểu cảm. Phải bỏ nhiều thì giờ suy nghiệm, cân nhắc, trước khi bắt tay vào. 3 khuynh hướng cắm hoa chính hiện nay là trường phái "cắm hoa tự do", "cắm hoa tiền vệ" và "cắm hoa trừu tượng".

Đăng bởi
Đỗ Mến – website - Wlike.vn - 0916183300.

 BẠN ĐANG NHU CẦU QUẢNG BÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ MIỄN PHÍ?

Tiếp cận hàng TRIỆU KHÁCH HÀNG mục tiêu nhanh nhất, TỰ ĐỘNG CẬP NHẬT giá cả khuyến mại lên mạng xã hội của Wlike.

FREE tiếp cận 400.000 khách hàng mục tiêu ngay trong tháng đầu tiên.

          Chỉ có ở Wlike đa quốc gia!!
Liên hệ: Đỗ Mến – website - Wlike.vn – 0916183300

https://www.youtube.com/watch?v=u9BbzNA833shttps://www.youtube.com/watch?v=u9BbzNA833s

Số 1 ngõ 125, phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

LÀM BÌNH HOA POPPY BẰNG GIẤY RỰC RỠ

Với nguyên liệu giấy nhún, bạn sẽ dễ dàng làm bình hoa poppy đẹp tự nhiên, tươi tắn, rực rỡ và ấm áp nhà xinh!

Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp

Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
- Giấy nhún màu đỏ, đen, xanh lá cho hoapoppy.
– Giấy nhún màu xanh lam, xanh lá, đen, tím cho hoa cúc.
– Kéo, kẽm, keo dán,bútdạ đen
Cách thực hiện
Bước 1:
Gập đôi giấy làm nhiều lần theo dọc thớ nhún của giấy, căn ke hình cánh hoa poppy lên sát một mép giấy và cắt theo để có được cùng lúc nhiều cánh hoa cùng cỡ. Miết dãn cách quãng từng mm một trên viền cánhhoa để tạo độ nhún tự nhiên. Tô đen một góc cuống cánh hoa. Cắt thêm vài hình lá xanh nhỏ để gắn làm đài hoa, vài lá nhỏ dáng dài như lá cỏ, vài lá xẻ thùy gần giống lá cúc.
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
Bước 2:
Vo viên chút giấy vụn và bọc nó trong một vuông nhỏ giấy xanh, xoắn phần cuống giấy và buộc chặt vào kẽm dài kiêm cành hoa, bạn sẽ có nhụy tròn của hoa. Tô thêm vài đường bắt chéo hoa thị trên chóp nhụy bằng bút dạ đen. Cắt tua rua giấy đen và xoắn từng sợi rua thành sợi giấy tròn lẳn làm nhịhoa, cuốn dải nhị hoa quanh nhụy hoa xanh và buộc rồi dán chặt.
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
Bước 3:
Dán quấn và chụm cuống cánh cho từng cánh hoa vào quanh nhị hoa. Buộc chặt bằng chỉ rồi dán thêm cho chắc chắn. Gắn các cánh xanh của đài hoa đỡ dưới hoa và quấn dán chặt cùng sợi giấy xanh xuống dưới cành hoa.
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
Bước 4:
Bạn có thể dán hoa 1 lớp cánh.
Hoặc dán hoa nhiều lớp cánh tùy ý, thậm chí bạn có thể sáng tạo màu hoa tùy theo không gian mà bạn bày hoa.
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
Bước 5:
Nhị hoa cúc bạn làm bằng hai màu tím và đen. Bạn cũng cắt dải tua rua giấy và vê từng sợi tua thành sợi nhị tròn lẳn. Quấn nhị tím ở trong, nhị đen ở ngoài và buộc chặt trên đầu kẽm.
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
Bước 6:
Cắt nhiều cánh hoa rời rồi ghép tròn xòe đều quanh nhị để tạo bông cúc to, với những bông nhỏ thì cắt một dải cánh liên tiếp trên một đoạn giấy rồi quấn đều trên đầu kẽm đã buộc nhị. Quấn giấy xanh ở dưới cuống vài vòng tạo đài hoa rồi cuốn phủ xuống cành.
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
Bước 7:
Cắt lá dạng lá cỏ rồi dán ghép so len cùng với các nhánh hoa nhỏ trên cành hoa to, quấn dán sợi giấy xanh phủ kín cành và các mối ghép.
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
Bước 8:
Bạn có thể làm riêng một bó hoa poppy đỏ rực rỡ để trưng bày cùng lọ thủy tinh. Miết dãn giấy tại phần giữa cánh để tạo độ cong tròn đặc trưng của cánh hoa poppy.
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
Hoặc bạn có thể sáng tạo với lọ hoa poppy xanh mướt mắt. Màu hoa nên tùy thuộc theo màu sắc không gian nội thất mà bạn trưng bày hoa giấy.
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
Rực rỡ, tươi tắn và ấm cúng nhất vẫn là cắm xen hoa poppy cùng hoa cúc xanh tím. Bày lọ hoaở không gian thoáng đãng và nhạt màu để nó thêm nổi bật bạn nhé!
Làm bình hoa poppy giấy rực rỡ ấm áp
Chúc bạn thành công!
0916183300

wlike.vn

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

3 KIỂU CẮM HOA CƠ BẢN
Hoa tự nhiên vốn rất đẹp, và người ta muốn nó mang nhiều thông điệp khác nhau nên đã trang hoàng thêm cho hoa những bộ cánh riêng qua cách trình bày, qua kiểu dáng sắp xếp. Qua đúc lút kinh nghiệm và xu hướng thời đại, ta tóm lược được 10 kiểu cắm hoa cơ bản như sau
1. Hình chóp nón (hình kim tự tháp)
 
Hình chóp nón thường là kiểu sắp xếp hoa theo hướng nhọn và rất cao thường dùng để trang trí hoa đặt trên bàn.
2. Hình mái vòm
 
Cái tên đã thể hiện hình dáng của kiểu cắm này, phần lớn là xếp hoa theo hình tròn và chiều cao các bông hoa ở mức trung bình. Không giống như một số kiểu cắm hoa tròn phong cách cổ điển khác, hoa mái vòn trông khá phong cách nhiều và được nhiều người yêu thích.
3. Hình lưỡi liềm
 
Với kiểu dáng này, hoa được xếp cong hình vòng cung và hài hòa để tạo sự cân bằng cho hoa.

0916183300

wlike.vn
CÁCH CẮM HOA KHIÊN KHỬ MÙI CÀ PHÊ VỪA ĐẸP VỪA TIỆN DỤNG


Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 2
 Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 3

Để cắm hoa đẹp kiêm khử mùi cafe, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây: 
- Hoa giả: bạn dùng hoa vải, hoa lụa, hoa nhựa, hoa đất sét hay hoa giấy đều được.
- Hạt cafe rang chín cho thơm, bạn có thể mua sẵn ở hàng cafe nguyên liệu.
- Vải ren trắng để phủ bình cafe, một chút ruy-băng bản nhỏ có màu tương phản hoặc hài hoà với màu hoa giả.
- Bình cắm hoa hoặc cốc nhựa, bạn cũng có thể tận dụng hộp thực phẩm cũ để đựng cafe rang
- Keo nến và súng bán keo, kim chỉ.
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 4
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 5
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 6

Cho hạt cafe rang vào gần đầy mặt bình. Cắt ren thành một miếng tròn to rồi khâu thường vào mép miếng ren, đặt bình vào giữa, kéo chỉ cho ren rún lại phủ kín bình.
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 7
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 8

Cắt hoa giả vào sát cuống, dán hoa phủ kín mặt bình đã bọc ren. Bạn dán hoa to/chính trước, sau đó cắm và dán xen các hoa nhỏ hay cành lá sau.
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 9
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 10

Dùng ruy-băng thắt thành nhiều nơ nhỏ, dán đều xung quanh mép bình hoa tạo thêm phần duyên dáng hài hoà giữa hoa và bình.
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 11
Với cách làm đơn giản này, bạn sẽ nhanh chóng có được một bình hoa đẹp kiêm khử mùi thơm mát cho căn phòng ngày hè. Bạn có thể dùng hoa cỡ nhỏ để tạo một bình hoa mini xinh xắn nhỏ bé trong lòng bàn tay hoặc tạo bình lớn tuỳ ý. Tuy vậy nếu tạo bình hoa lớn, bạn có thể chèn xốp hoặc giấy trong lòng bình và chỉ phủ một lớp vừa phải hạt cafe rang phía trên, khi cần bạn có thể thay lượt hạt mới. 
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 12

Tuỳ vào màu sắc nội thất bạn định bày bình hoa mà bạn chọn màu hoa giả cho phù hợp. Màu ren trắng luôn mang tới vẻ lãng mạn, sạch sẽ và tươi mát. Bạn dùng màu hoa trắng hoặc các màu hoa xen kẽ hài hoà đều rất đẹp! 
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 13

Bình hoa giả của bạn không chỉ có tác dụng trang trí nhà thêm tươi tắn, lãng mạn mà còn có tác dụng khử mùi nhờ hạt cafe rang chín ẩn trong bình. Hương cafe khử mùi rất tốt, mang lại cảm giác dễ chịu cho bạn và chúng toàn hoàn tự nhiên, không có tác dụng phụ như những chất khử mùi hoá học. 
Cách cắm hoa kiêm khử mùi cafe đẹp và tiện dụng 14

Ngoài khả năng mang tới hương thơm dễ chịu, khử mùi cafe còn có tác dụng xua đuổi côn trùng, thật tiện cho ngày hè của bạn. Chúc bạn thành công nhé!
0916183300

wlike.vn
CÁCH CẮM HOA CÚC THÀNH BÁNH GATO XINH XẮN
Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
- 5 cành hoa cúc chọn bông cúc nhỏ cắm đẹp hơn bông lớn.
- Lá hoa hồng (chọn lá to, không bị dập nát, có thể dùng lá khác có hình dạng giống lá hoahồng)
- Tấm xốp tròn cắm hoa
- Nến, kẹo nhiều màu sắc
- Hạt cườm trắng, kẽm, kìm bấm
- Chiếc khay tròn có chân đế
Cắm hoa cúc thành bánh gato xinh xắn
Bước 1: Đầu tiên, cắt sợi kẽm thành những đoạn dài 10cm, xỏ hạt cườm vào trong sợi kẽm, xoắn tròn hạt cườm có hình giống chiếc đinh.
Cắm hoa cúc thành bánh gato xinh xắn

Bước 2: Cắt xốp cắm hoa thành hình tròn có chiều cao 5cm – 7cm làm chiếc bánh, chiều rộng hình tròn 15cm, kích thước hình tròn tùy thuộc vào kích thước chiếc khay bên dưới. Ngâm tấm xốp trong nước cho thấm, đặt tấm xốp trên khay, cắt lá hoa hồng đặt xung quanh thành chiếc bánh, dùng ghim cườm gắn cố định. Chú ý: chiều dài của chiếc lá dài hơn chiều cao của chiếc bánh.
Cắm hoa cúc thành bánh gato xinh xắn

Bước 3: Tiếp theo, cắt hoa cúc thành những cành ngắn cắm phủ kín mặt trên chiếc bánh bên trong lớp lá hoa hồng, chiều cao của các cành cúc bằng chiều dài của chiếc lá hoa hồng.
Cắm hoa cúc thành bánh gato xinh xắn

Bước 4: Cắm các cây nến xen kẽ giữa những bônghoa cúc.
Cắm hoa cúc thành bánh gato xinh xắn

Bước 5: Cuối cùng đặt những viên kẹo màu xung quanh bên ngoài chiếc bánh trên khay là hoàn thành.
Cắm hoa cúc thành bánh gato xinh xắn

Với cách cắm đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng có được chiếc bánh gato với đầy hoa cúc nhỏ xinh xắn. Đây là ý tưởng cho các bạn chuẩn bị một buổi tiệcsinh nhậtcho bé thật độc đáo và ấn tượng.
Cắm hoa cúc thành bánh gato xinh xắn
Chúc các bạn thành công!
0916183300
wlike.vn